Bé lợn, lớn bò


Sau khi được đăng tải trên trang cá nhân của mình, “Bé lợn, lớn bò” đã được nhiều trang mạng khác đăng tải lại với hàng nghìn lượt truy cập và bình luận. Rất nhiều người thích thú và coi đây là truyện tranh được viết không phải cho trẻ con mà cho cả người lớn bởi ý nghĩa sâu xa và thâm thúy của nó.

Anh Đức Minh, nhân viên kinh doanh (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Đây là truyện tranh xoay quanh bài văn miêu tả của Tèo về con lợn nhưng có ý nghĩa thật sâu xa. Dù là truyện tranh nhưng nó mang tính thời sự cao, đã phản ánh đúng thực trạng thịt lợn siêu nạc do ăn hóa chất độc hại trong thời gian qua.

Đúng là người bán thịt không dám ăn thịt, người bán rau không dám ăn rau, chỉ có người tiêu dùng không biết. Còn cơ quan chức năng thì mãi mới phát hiện ra”. Nickname Inu 87 thất vọng chia sẻ: “Đọc truyện này thì thấy như sau: Đạo đức thì mất, con người ích kỷ chỉ nghĩ đến cái lợi riêng nhưng rồi cũng là tự giết lẫn nhau, không tránh khỏi luật nhân quả của ông trời. Còn giáo viên thì giáo điều, xa rời thực tế, lý thuyết suông”.

Truyện còn đề cập đến vấn đề đạo đức trong kinh doanh buôn bán. Bên cạnh đó nó còn phê phán cách dạy của giáo viên đối với học sinh. Dạy học sinh mà lấy văn mẫu ra bắt học sinh làm theo sẽ khiến hạn chế khả năng sáng tạo của học sinh.

Đọc thêm »

Họ đã nghỉ hè như thế nào?


Phải chăng những người thành đạt đã học hành cật lực suốt mùa hè như trẻ em hiện nay?

Liệu có cần phải tốn kém hàng chục triệu đồng để rèn kỹ năng, khám phá cuộc sống? Liệu có nên bao bọc mùa hè của trẻ trong cuộc sống nhung lụa, tiện nghi, khu nghỉ mát sang trọng, đắt tiền?...

Những nhà thơ, nhạc sĩ, nhà khoa học chia sẻ ký ức về những khám phá, trải nghiệm trong thời gian nghỉ hè đã vun bồi tâm hồn, trí tuệ và cả kiến thức định hướng sống cho họ.

Đọc thêm »

Vẫn buồn khi con đạt học sinh giỏi

Vẫn buồn khi con đạt học sinh giỏi

Con gái tôi vừa học xong lớp 2 trường "điểm" tại trung tâm thủ đô Hà Nội. Năm học vừa qua lớp cháu có 41 học sinh thì 38 bạn đạt học sinh giỏi (có cháu nhà tôi), chỉ 3 bạn còn lại là học sinh tiên tiến. (Minh Dung)Vẫn buồn khi con đạt học sinh giỏi

Trẻ lớp 2 đã biết tới học tủ và bệnh thành tích

Học sinh giỏi quá nhiều không còn động lực phấn đấu

Nên giữ tỷ lệ học sinh giỏi phù hợp chất lượng thực tế

Người gửi: Minh Dung

Kính gửi VnExpress và bạn đọc. Con gái tôi vừa học xong lớp 2 trường "điểm" tại trung tâm thủ đô Hà Nội. Năm học vừa qua lớp cháu có 41 học sinh thì 38 bạn đạt học sinh giỏi (có cháu nhà tôi), chỉ 3 bạn còn lại là học sinh tiên tiến. Riêng bạn lớp trưởng được tuyên dương "học sinh giỏi đặc biệt". Điểm thi của các cháu không có dưới 8.

Phân loại kết quả học tập của học sinh ngoài ý nghĩa để đánh giá thành tích còn có ý nghĩa quan trọng hơn là để khuyến khích các cháu thi đua học tập và giúp cho người dạy định vị được khả năng học tập của các cháu mà có các phương pháp dạy phù hợp. Vậy nên tôi băn khoăn liệu kết quả học tập của lớp cháu nhà tôi với tỷ lệ giỏi chiếm trên 90% còn có ý nghĩa kh uyến học hay chỉ là vấn đề thành tích?

Hồi còn đi học tiểu học, lớp tôi là lớp chọn cũng chỉ được vài ba bạn đạt giỏi, gần nửa lớp đạt tiên tiến, còn lại có cả trung bình và kém. Hơn nữa, còn có xếp thứ tự, bạn nào xếp thứ nhất, thứ nhì... thấy thật vinh dự. Tôi nhớ mình đã cố gắng rất nhiều để được xếp trên bạn ngồi cạnh.

Đọc thêm »

Khi con bị bắt nạt ở lớp

Con tôi đang học mẫu giáo, thường xuyên bị một “học sinh cá biệt” trong lớp bắt nạt như tranh đồ chơi, đánh, hoặc nói tục. Tôi nghĩ sẽ gặp trực tiếp phụ huynh cháu bé kia nhưng chưa biết nên/không nên nói gì?

Trả lời:

Vấn đề giữa bọn trẻ khi chuyển sang vấn đề của người lớn nếu không ứng xử khéo léo rất dễ thành “to chuyện”. “Mẹ nào mẹ chả bênh con”, muốn tránh những xung đột không mong muốn và việc thương thuyết được hiệu quả, bạn nên:


Đọc thêm »

Đừng than. Mình quá sướng rồi...

Hồi ức của đứa trẻ nhiều tuổi


Những năm sau này, dịp Tết, không đợi tôi nhắc, vợ tôi lại mua cho tôi bộ đồ mới, không ủi mà gấp lại gối đầu giường, để có mùi vải mới, mùi của ký ức tuổi thơ.
Nhiều lần, bàn luận với bạn bè đến nhà chơi, tôi thường nói: "Tôi nghĩ lui nghĩ tới, thấy lớp trẻ thành phố bây giờ có một thiệt thòi lớn, không biết khổ là gì nên không biết thế nào là sướng. Mình sống qua thời khổ ải, nên giờ sướng chỗ nào biết chỗ đó"

Đọc thêm »

Bài viết liên quan